Friday, March 25, 2016

Ảnh hưởng bệnh viêm đường tiết niệu và cách điều trị bệnh hiệu quả

Viêm đường tiết niệu là một bệnh viêm nhiễm nam khoa, chủ yếu do vi khuẩn Mycoplasma và Chlamydia gây nên. Biểu hiện chính của bệnh là tiểu rắt, nước tiểu đục, dịch âm đạo có mủ, đau bụng dưới, bộ phận sinh dục, hậu môn, lưng. Bệnh nặng có thể khiến người bệnh bị sưng khớp, sốt cao, buồn nôn. Dưới đây là những ảnh hưởng của bệnh viêm đường tiết niệu và một số cách điều trị bệnh hiệu quả. 

Ảnh hưởng của bệnh viêm đường tiết niệu

Viêm đường tiết niệu là một trong những bệnh lý thuộc về viêm nhiễm nam khoa. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân, đặc biệt nguy cơ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và gây viêm nhiễm các cơ quan vùng lân cận là rất lớn.

Khi mắc chứng bệnh viêm đường tiết niệu, người bệnh sẽ thường xuyên bị tiểu rắt, tiểu buốt, khó tiểu, nước tiểu đục và có mùi khó chịu. Người bệnh có nguy cơ đối diện với tình trạng sốt cao, đau phần bụng dưới rất cao.



Bệnh viêm đường tiết niệu

Khi bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính sẽ xuất hiện tình trang tiểu ra mủ, máu gây viêm nhiễm nghiêm trọng đến các cơ quan lân cận như: ảnh hưởng đến bàng quang, nhiễm trùng máu, nhiễm trùng thận.

Bệnh nam khoa này còn ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản sau này của người bệnh. Với trường hợp vi khuẩn tấn công vào niệu đạo sẽ sẽ để lại sẹo và gây ra hiện tượng hẹp niệu đạo, ngứa âm đạo. Nguy hiểm nhất, bệnh có thể dẫn tới vô sinh.

Điều trị bệnh viêm đường tiết niệu

+ Trường hợp người bệnh đi tiểu dưới 5 lần một ngày, ít buốt, mới bị 1 -2 ngày, có thể điều trị bằng cách uống nhiều nước lọc hơn mức bình thường cũng khỏi được hoặc sử dụng kháng sinh để đào thải vi khuẩn gram âm ra khỏi cơ thể. Các nước sắc như râu ngô, nước rau cải, bông mã đề, rễ cỏ tranh, tua rễ đa,... hỗ trợ đường tiết niệu rất tốt, vì vậy bạn có thể sử dụng chúng uống hàng ngày.

+ Với trường hợp viêm tiết niệu ở nữ giới xảy ra do ký sinh trùng Trichomonas, nấm Candida albicans, vi khuẩn, nấm men và trực khuẩn Gram cư trú ở âm đạo gây nên, bệnh sẽ được điều trị dựa vào kháng sinh đồ.

+ Bạn nên thực hiện vệ sinh vùng kín hàng ngày bằng các dung dịch vệ sinh phụ nữ hoặc nước ấm, nhất là đoạn giữa hậu môn và cơ quan sinh dục. Cách rửa tốt nhất là phun nước từ phía trước ra phía sau để tránh vi khuẩn trôi ngược vào âm đạo.

+ Không nên dùng nhiều đơn thuốc trong một lần điều trị viêm đường tiết niệu vì làm giảm hiệu quả điều trị, đồng thời tăng sức đề kháng thuốc cho vi khuẩn. Cần tuân thủ đúng phác đồ điều trị của bác sĩ để tránh các biến chứng không đáng có về sau.

+ Sinh hoạt hợp lý: Bạn nên duy trì chế độ sinh hoạt hàng ngày hợp lý, kết hợp giữa làm việc, thư giãn và ăn uống lành mạnh, khoa học. Đặc biệt, không nên vận động mạnh để tránh gây tổn thương cho tuyến tiền liệt.

Điều trị bệnh viêm đường tiết niệu chỉ mang lại hiệu quả cao khi có sự tư vấn, thăm khám và điều trị của các y bác sĩ chuyên khoa. Vì vậy, nếu phát hiện vùng cơ quan sinh dục có các biểu hiện cơ bản như trên, bạn cần đến các phòng khám nam khoa uy tín, hiện đại nhất để có kết luận chính xác nhất. Tùy theo nguyên nhân gây bệnh và dựa theo từng trường hợp bệnh cụ thể, bạn sẽ có phác đồ điều trị riêng.

0 comments:

Post a Comment