Friday, March 25, 2016

Bệnh giang mai là gì? Những biểu hiện cơ bản bệnh giang mai

Bệnh giang mai là một trong những căn bệnh xã hội để lại nhiều mối lo cho bệnh nhân và toàn xã hội. vì có tốc độ lây lan nhanh và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người bệnh. Vậy bệnh giang mai có biểu hiện lâm sàng như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này. 

Bệnh giang mai

Xoắn khuẩn giang mai Treponema pallidum lây lan rất nhanh qua đường quan hệ tình dục không an tòan với người bệnh. Bệnh giang mai thường gặp ở cả nam và nữ giới, nhất là trong độ tuổi tình dục, gái mại dâm, mẹ truyền sang con, vết thương hở trên da.

Nếu không chữa trị kịp thời, bệnh sẽ gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh, nguy hiểm hơn có thể gây tử vong.

Biểu hiện lâm sàng của bệnh giang mai

Thông thường, các xoắn khuẩn giang mai sẽ phát triển qua 4 giai đoạn sau:

+ Giai đoạn 1: Giai đoạn này bắt đầu kể từ khi các vi khuẩn lây bệnh xâm nhiễm trực tiếp vào cơ thể. Từ 7-60 ngày sau khi lây nhiễm các săng giang mai, xuất hiện các vết trợt ở bộ phận sinh dục. Nếu bệnh xảy ra ở nam giới thì thường biểu hiện qua bao quy đầu, miệng sáo, hãm, bìu.

Ngược lại, nếu bệnh ở nữ giới sẽ xuất hiện tại các vị trí như môi lớn, môi bé, âm vật, thành âm đạo, cổ tử cung. Vết trợt này có màu đỏ tươi, hình tròn hay bầu dục, không ngứa, không đau, nền cứng như bìa.

Sau 6-8 tuần vết trợt tự mất sẽ khiến người bệnh lơ là, chủ quan, không có những phòng ngừa và điều trị kịp thời.

+ Giai đoạn 2: Nếu kết thúc giai đoạn 1, người bệnh không phát hiện ra bệnh, các săng giang mai lúc này tiếp tục phát triển và lây lan nhanh chóng. Lúc này, các xoắn khuẩn xâm nhập và gây ra một loạt những tổn thương thực thể ở khắp cơ quan phủ tạng.

Thời gian phát bệnh ở giai đoạn này rất lâu, khoảng 2 năm, vì vậy ảnh hưởng nguy hiểm tới sức khỏe người bệnh. Biểu hiện của bệnh nhân mắc bệnh giang mai ở giai đoạn này là cơ thể sốt cao vào ban đêm, các săng giang mai bắt đầu lở loét, xuất hiện các hạch, các nốt ban đỏ không ngứa trên khắp cơ thể, nhất là lòng bàn tay, chân, miệng.

Tuy nhiên, sau 3 đến 6 tuần, các vết mẩn đỏ này sẽ nhanh chóng lặn đi. Vì vậy, đây được gọi là giai đoạn giang mai kín, có thể tái phát lại với mức độ nặng hơn rất nhiều.

+ Giai đoạn 3: Các xoắn khuẩn vẫn tiếp tục xâm nhập sâu hơn và não bộ, cơ quan nội tạng, cơ, xương, khớp của người bệnh. Theo thống kê, hơn 60% bệnh nhân ở giai đoạn này luôn có các biểu hiện sưng mủ đến các cơ quan như: thận, gan, tĩnh mạch, hệ thần kinh,... Giai đoạn này bệnh kéo dài hàng chục năm, gây tổn thương nghiêm trọng như mất trí nhớ, liệt, tim…

Khi các tiến bộ khoa học, kỹ thuật phát triển vượt bậc như hiện nay, bệnh giang mai không phải không có thuốc đặc hiệu. Tuy nhiên, nếu không phát hiện bệnh sớm và có những phác đồ điều trị kịp thời, tuân thủ nghiêm ngặt quy định chữa bệnh, rất có thể sức khỏe của bạn bị tổn thương nghiêm trọng.

Nếu phát hiện thấy các dấu hiệu bệnh giang mai như đã mô tả ở trên, hãy đến ngay các phòng khám đa khoa chuyên nghiệp để được tư vấn, thăm khám và điều trị nhanh chóng để tránh các biến chứng về sau.

Có thể bạn quan tâm:
** Điều trị bệnh giang mai
** Bệnh giang mai là gì
** Biểu hiện bệnh lậu
Nên giữ gìn lối sống khoa học, lành mạnh, không quan hệ tình dục bừa bãi với những người mắc bệnh. Nâng cao hiểu biết về bệnh để có những biện pháp phòng ngừa bệnh kịp thời cho chính mình.

0 comments:

Post a Comment